Tình hình sản xuất rượu thủ công ở nước ta sau 2 tháng ban hành nghị định 105/NĐ-CP (vào ngày 01/11/2017) có biến đổi như thế nào?

Đã 2 tháng(1/11/2017) kể từ ngày Nghị định 105/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu có hiệu lực, trong đó có những quy định về giấy phép sản xuất kinh doanh, tem nhãn… Tuy nhiên, hiện những người nấu hoặc kinh doanh buôn bán rượu thủ công vẫn không mấy quan tâm tới vấn đề này, bởi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trong khi đó cán bộ cơ sở thì lại lúng túng, bất cập trong việc hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.

 

1. Về phía người thực hiện - các hộ sản xuất kinh doanh rượu

Qua khảo sát cho thấy, có nhiều hộ vẫn thờ ơ với nghị định nhưng cũng có nhiều người chưa biết về nội dung và quy định mới trong nghị định này.

- Ông Nguyễn Danh Huấn ở xã Xuân Huy (Lâm Thao, Phú Thọ), người có vài chục năm thâm niên nấu rượu cho biết: Thời gian gần đây do có nhiều vụ ngộ độc về rượu thủ công nên người tiêu dùng hạn chế đặt hàng, khiến rượu sản xuất của gia đình tôi tiêu thụ chậm hơn rất nhiều so với trước đây. Rượu nhà tôi bán ra từ vài chục năm nay đều bảo đảm chất lượng, chưa từng xảy ra vụ ngộ độc nào. Thời gian tới, nếu xã bắt buộc phải đăng ký tôi sẽ đăng ký nhãn mác. Mặc dù vậy, nhưng tôi vẫn ngại đi đăng ký giấy phép sản xuất kinh doanh vì không biết thủ tục thế nào, hơn nữa, khách hàng cũng không yêu cầu phải có…

- Cũng giống như gia đình anh Huấn, hiện nhiều hộ sản xuất rượu thủ công tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung vẫn khá thờ ơ với quy định sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định 105. Đa số cho rằng do sản xuất quy mô nhỏ và không thường xuyên nên không cần thiết phải có giấy phép sản xuất, kinh doanh.

Trao đổi về vấn đề này, một số chính quyền địa phương cho rằng: thời gian qua, mặc dù địa phương đã tổ chức lớp tập huấn về sản xuất an toàn cho các hộ nấu rượu, nhưng do lãi suất từ nấu rượu thủ công thấp nên đến nay vẫn không có hộ nào đăng ký xin cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, nhãn mác, thương hiệu... các hộ gặp khó khăn do thủ tục phức tạp. Bởi theo quy định, để được cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, các hộ phải có bản sao giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; bản liệt kê tên hàng hoá rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hoá rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất. Mặc dù yêu cầu này là cần thiết để quản lý chất lượng, nhưng đối với các hộ sản xuất thủ công với lượng sản phẩm nhỏ thì các thủ tục nêu trên thực sự là một vấn đề hết sức khó khăn...

 

2. Về phía các cấp, các ngành

Các cấp, các ban ngành cần tăng cường sự quyết liệt hơn trong công tác quản lý và thi hành Nghị định 105/NĐ-CP vừa mới ban hành hiện nay.

- Các chuyên gia cho rằng, để thực hiện hiệu quả Nghị định 105/NĐ- CP của Chính phủ, chính quyền địa phương cần thường xuyên tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất, lưu thông sản phẩm rượu thủ công. Bên cạnh đó, cần nghiêm túc yêu cầu các tổ chức, cá nhân ký cam kết không sản xuất, kinh doanh, buôn bán rượu không rõ nguồn gốc... Ngoài ra, cần chủ động phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với những hành vi sản xuất kinh doanh rượu không có giấy phép, không tem nhãn, không nguồn gốc xuất xứ, không công bố tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận hợp quy...

tình hình sản xuất kinh doanh sau 2 tháng nghị định NĐ_CP105 ban hành

- Đi đôi với đó là cần phải giải quyết những bất cập, tạo thuận lợi cho các hộ trong việc đăng ký cấp giấy phép sản xuất, cần nâng cao vai trò của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp xã). Kịp thời giải đáp các thắc mắc cho người dân, minh bạch thủ tục hành chính từng khâu để người dân hiểu và thực hiện nội dung quy định. Có chế tài xử lý vi phạm thích đáng, bởi vì dù có tuyên truyền, hướng dẫn đến mấy song nếu không có cơ quan hậu kiểm thì tâm lý “mặc kệ” của nhiều hộ nấu rượu thủ công sẽ còn tiếp diễn. Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành chức năng, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất rượu thủ công cũng cần nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sản xuất cũ, thể hiện thái độ cầu thị và có trách nhiệm với cộng đồng.

 

Xem thêm:

- Bảng báo giá nồi chưng cất rượu bằng điện

- Bảng báo giá máy lọc khử độc tố trong rượu


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Top