Có rất nhiều phương pháp sản xuất tinh dầu khác nhau, nhưng hiện nay với tinh dầu sả người ta áp dụng phương pháp chưng cất thông qua nồi chưng cất tinh dầu. Sả là một loại cây thân thảo, sống một vài năm, trồng bằng tép. Sau khi trồng 3-4 tháng thì thu hoạch lá và cứ 40 - 45 ngày thu hoạch một lứa, năng suất bình quân 50 tấn lá/ha. Hàm lượng tinh dầu 0,7 - 1,5%, thành phần chính của tinh dầu sả là geraniol (23%) và xitronenlal (32 - 35%). Lá sả thường được chưng cất ở dạng tươi hoặc khô. Sả trồng được ở vùng đồi núi vì chịu được khô hạn.
Dưới đây là hướng dẫn quy trình chưng cất tinh dầu sả và 1 vài lưu ý khi sử dụng nồi chưng cất tinh dầu:
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu sả cho quá trình chưng cất
Lựa chọn lá sả tươi, đủ tiêu chuẩn, không cất sả quá già hoặc quá non để đảm bảo sả cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất. Tiêu chuẩn lá sả là lúc đầu lá (tính từ ngoài vào) đã khô từ 5 -10 cm thì cắt.
Bước 2: Làm héo nguyên liệu sả
Lá sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Bởi vì, ở độ ẩm này, lá sả bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất.
Bước 3: Chưng cất sả phơi
Đưa nguyên liệu đã phơi khô vào nồi cất sẽ có các khay chứa nguyên liệu. Lưu ý, trước khi cho nguyên liệu vào nồi cần để ý có lẫn cỏ dại hay loại lá khác không, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Tỉ lệ nguyên liệu chưng cất 180-200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.
Bã tinh dầu sả sẽ được phơi khô để làm nhiên liệu.
Bước 4: Ngưng tụ chất đốt
Sau khoảng thời gian 2,5-3h, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C.
Bước 5: Phân ly
Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly.
Bước 6: Tách tinh dầu loại 2
Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25 – 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất để tận thu tinh dầu.
Bước 7: Sấy và lọc tinh dầu sả đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản.
Thông thường chúng ta sẽ sử dụng nồi chưng cất tinh dầu với 2 loại: có nồi hơi riêng và không có nồi hơi riêng:
Thiết bị chưng cất tinh dầu sả không có nồi hơi riêng
Tuy nhiên, để chưng cất hiệu qủa và phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất. Với mô hình như sau:
Mô hình chưng cất tinh dầu có nồi hơi riêng
Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất, điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, rút ngắn được thời gian sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp suất cao để chưng cất.
Phương pháp này sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý lôi cuốn hơi nước. Để có được 1 mẻ tinh dầu chất lượng, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ nồi chưng cất trong suốt cả quả trình. Việc điều chỉnh thời gian và nhiệt độ sẽ được thực hiện thông qua bộ tủ điện tự động đi kèm nồi chưng cất tinh dầu.
- Giai đoạn đầu cần cài đặt nhiệt 70-75°C và thổi dòng hơi tuần hoàn cho nguyên liệu chín đều. Mục đích là hấp chín các nhánh, lá sả, phá vỡ các mô chứa tinh dầu. Quá trình này mất 1-1,5 giờ.
- Giai đoạn 2 cần gia nhiệt cho nồi hấp đến 80-85°C. Mở khóa cho dòng hơi chạy qua hệ thống làm lạnh. Cấp không khí cho nồi hấp với cường độ thấp. Thời gian đầu của quá trình này thu được nhiều chất thơm từ lá (tinh dầu có độ nóng thấp). Ổn định nhiệt độ trong khoảng 2-2,5 giờ. Giai đoạn này thu hồi gần như đa số tinh dầu trong lá.
- Giai đoạn 3 cần gia nhiệt tối đa đến 90-95°C để thu hồi hết những tinh dầu còn lại. Cấp không khí với cường độ cao để kéo các hơi-tinh dầu còn sót trong nguyên liệu. Giai đoạn này khoảng 0,5 giờ. Giảm nhiệt độ bể nước làm mát bằng cách thải nước mặt và bơm thêm nước cho bể. Kiểm tra nước thoát ra không còn váng tinh dầu thì ngừng.
Tất cả sản phẩm của chúng tôi với các công suất từ mini đến công nghiệp đều được làm từ inox 304 cao cấp không gỉ, thiết kế 3 lớp inox chắc chắn, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế.
Việc tinh chất tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội như: Mỹ phẩm làm đẹp, Y tế, trị liệu, nghiên cứu… nhu cầu sử dụng tinh dầu ngày càng cao, việc bạn tự xây dựng cơ sở sản xuất tinh dầu là điều rất cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích rất lớn như:
- Bạn sẽ có những sản phẩm nhãn hiệu của riêng mình
- Trở thành cơ sở phân phối tinh dầu thiên nhiên cho các đại lý
- Có thêm những kinh nghiệm hiểu biết
- Sử dụng các nguyên liệu rẻ nhưng sản phẩm làm ra lại đạt chuẩn
- Tự bán ra thị trường không qua bên trung gian mang về lợi nhuận cao nhất.
Nguyên liệu chiết suất nhiều ở quanh ta, chỉ cần ra vườn nhà bạn cũng đã có rất nhiều nguyên liệu để làm ra những chai tinh dầu bán ra thị trường với lợi nhuận không nhỏ, nguyện liệu đơn giản dễ tìm kiếm, giá cả rẻ hoặc có thể tự trồng cả những vườn nguyện liệu phong phú cái bạn thiếu chỉ là những nồi chưng cất tinh dầu từ chúng tôi.
Còn điều gì thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á
Hotline/zalo: 0904685252
Email: Kagtechvn@gmail.com
Website: www.xuyena.vn - www.maythucphamkag.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Xem thêm bài viết:
- Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu
- Để đưa sản phẩm tinh dầu ra thị trường cần những thủ tục nào
Không có bình luận nào cho bài viết.