Không phải ai cũng biết cách nấu rượu để có được những ly rượu thơm ngon tạo nên một tên tuổi, một thương hiệu truyền thống. Để làm được điều này, họ cần phải có những phương thức nấu rượu và bí quyết riêng. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ cách nấu của một số loại rượu nổi tiếng hiện nay: 

 

1. Rượu Kim Sơn.

Cách nấu rượu Kim Sơn cũng tương tự gần như cách nấu rượu gạo truyền thống, nhưng cần chú ý các điểm sau:

- Gạo nếp không cần xay trắng, chỉ cần xay lứt. Ngâm gạo vài tiếng trước khi nấu thành cơm rượu. Cơm rượu nấu xong thì dàn ra một cái nia lớn cho nguội khoảng 1 giờ.
- Men được giã nhỏ và rắc đều lên trên mặt cơm rượu. Sau đó xếp lần lượt từng lớp vào một thúng có bọc lót lá khoai nước sao cho mặt trên lớp này (có men vừa rắc) úp vào mặt dưới lớp kia. Đậy kín thúng bằng lá chuối khô và không được mở ra để xem, vì rượu sẽ không lên men đều được.
- Sau khoảng 1 tuần ủ, cơm rượu được lên men và có vị chua ngọt, được gọi là cơm mọng. Khi dưới đáy thúng xuất hiện nước mọng, người ta cho cơm mọng từ thúng vào chum đựng và thêm nước vào rồi bịt kín miệng chum ủ tiếp.
Tuỳ kinh nghiệm mà người đặt rượu sẽ để mấy ngày thì có thể đem ra nấu rượu. Nếu đem ra sớm quá thì sẽ được ít rượu, không còn ngọt, mà nếu để chậm quá thì cũng hỏng.

Rượu Kim Sơn - loại rượu nổi tiếng ở Ninh Bình.


- Dụng cụ để nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung. Tuy nhiên, nếu hộ kinh doanh nào nấu với số lượng lớn, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng nồi nấu rượu bằng điện để vừa tiết kiệm thời gian lại vừa cho chất lượng rượu thơm ngon hơn. Có thể sử dụng nồi nấu 10-25kg/mẻ cho ra lượng rượu từ 40-100l/h.

Sử dụng hệ thống nồi nấu chưng cất rượu bằng điện để nấu rượu Kim Sơn.

2. Rượu Gò Đen - Long An

Rượu Gò Đen cũng có cách nấu khá đơn giản nếu bạn tìm hiểu kỹ những thông tin sau:

- Nguyên vật liệu:  Chủ yếu là gạo nếp được tuyển chọn hạt tròn, mẩy, trắng đục đều, có hương thơm mạnh thông thường là gạo nếp hương, nếp ngỗng.
- Cách nấu rượu Gò Đen:
+ Gạo nếp được rửa sạch, nấu hoặc hấp chin, rắc men đã được tán nhỏ rồi cho vào Khạp sạch (Khạp tương tự như chum sành đựng rượu) ủ kín. Quá trình này thông thường diễn ra trong 3 ngày.
+ Đến ngày thứ 4, bắt đầu đổ nước ao đã qua lọc cặn ( hoặc nước mưa) vào Khạp để ủ lỏng. Quá trình này thông thường chỉ kéo dài 4 ngày vì phụ thuộc vào 1 loại men không tự tinh chế ra theo thời tiết vùng đó dẫn đến không thể điều tiết được nếu để quá 4 ngày cơm rượu nếp sẽ bị nát dẫn đến chất lượng rượu thu được chua, bốc hèm, khê khét.
+ Sau khi ủ lỏng, thấy đáy Khạp không còn một hạt gạo nếp bắt đầu đưa vào chưng cất. Quá trình chưng cất rượu diễn ra khoảng 3-4h tùy theo lượng cơm nấu và bạn nên chọn một thiết bị chưng cất phù hợp (có thể sử dụng nồi nấu rượu gia đình bằng điện tự động).

Rượu nếp Gò Đen - đặc sản nổi tiếng ở Long An.

3. Rượu Nếp Cái Hoa Vàng.

- Nguyên liệu:

+ Gạo: gạo nếp cái hoa vàng to và đều:g ạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin

+ Men rượu: Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.

Nấu cơm

- Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi. Có thể sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp để có được lượng cơm nhiều không bị khô nát, khê cháy khi nấu.

- Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.

Ủ cơm và chưng cất

- Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.

- Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.

- Có thể sử dụng nồi nấu rượu bằng đồng hoặc đất nung.

+  Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu.

+ Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, chưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống.

+ Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.

Rượu nếp cái hoa vàng có được sau khi chưng cất.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về cách nấu rượu truyền thống. Tuy nhiên, nếu để rượu của bạn được khách hàng tin dùng khi uống vào không bị đau đầu hay ngộ độc thì bạn nên dùng thêm máy lọc rượu để loại bỏ hoàn toàn chất độc có trong rượu như andehit, metanol, este,... Sẽ cho hương vị thơm ngon hơn mà không làm mất mùi vị đặc trưng vốn có của nó.

Mọi thắc mắc cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Bài viết cùng chủ đề:

Cách nấu rượu ngô của người Bản Phố

- Quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống

- Cách ngâm sim rừng với rượu để có rượu ngon như rượu sim Phú Quốc

 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Top