Chúng ta thường có những thói quen uống rượu không hợp lý gây nên tình trạng ngộ độc, đau đầu. Dưới đây là 5 chia sẻ "không nên" khi uống rượu.
1. KHÔNG NÊN UỐNG RƯỢU VỪA MỚI NẤU XONG
Loại rượu trắng khi vừa cất xong thường có độ cồn là trên 60 độ C, lúc đó rượu vẫn còn chứa tương đối nhiều các hợp chất nữa. Người ta phải để lắng một thời gian rồi xử lý mới làm hạ thấp và giảm bớt các thành phần có hại trong rượu, để đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm mới uống được.
Rượu mới nấu ngoài nồng độ cao, nếu uống ngay dễ trúng độc cồn ra, cồn do một số tạp chất tồn tại trong rượu khi vào cơ thể cũng khó bị loại ra ngoài, lâu ngày tích lại sự gây hại cho trung khu thần kinh, đặc biệt sự tồn tại khu thần kinh võng mạc rất khó khôi phục.
Nhất là trong rượu mới nấu có tồn tại rất nhiều độc tố như andehit và metanol, sau khi bị oxy hóa sẽ có độc tính rất cao. Nếu bị trúng độc loại này nhẹ thì gây chóng mặt, đau đầu, thị lực giảm, mắt mờ, tai ù, nặng thì bị nôn ọe, đau đầu dữ dội khó thở, có thể dẫn tới hôn mê.
Cồn trong rượu còn làm kết tủa các protit làm cho cổ họng bị khô, vị cay nồng của nó kích thích nên họng, mũi mắt và mặt, khiến cho da trở nên quá mẫn cảm, dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Ngoài ra, rượu chưa được lọc kỹ cũng rất không vệ sinh. Do vậy, rượu vừa cất xong thì không nên uống.
Rượu uống tốt nhất là nên để nguội sau đó lọc qua máy lọc khử độc tố rượu, hoặc hạ thổ chum sành nhằm hạn chế hàm lượng andehit, metanol,...rượu để càng lâu lại càng ngon.
2. KHÔNG NÊN UỐNG RƯỢU CÙNG CÀ PHÊ
Uống rượu và cà phê cùng lúc sẽ làm cho độ độc hại của cồn tăng lên. Đó là do cồn có thể gây hại tới tất cả các tế bào trong cơ thể.
Sau khi uống rượu, cồn sẽ nhanh chóng được hệ tiêu hóa hấp thụ rồi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng tới gan, ruột, dạ dày, tim, não và hệ nội tiết, gây ra sự rối loạn trao đổi chất của cư thể. Não là cơ quan chịu tổn hại nặng nề nhất, vì nó có thể làm vỏ đại não rơi vào trạng thái quá hưng phấn hoặc tê liệt.
Còn cà phê thì thành phần chủ yếu là cafein, nếu uống vừa phải, chất này có tác dụng gây hưng phấn, tỉnh táo và làm khỏe dạ dày, nhưng uống quá nhiều sẽ trúng độc. Người uống cà phê tời gian dài, khi ngừng uống não sẽ bị ức chế cao độ, xuất hiện hiện tượng hạ huyết áp, đau ầu… Có người thậm chí tinh thần còn thay đổi khác lạ, vui buồn bất thường, lo lắng, giận dữ…
Do đó nếu cùng uống rượu với cà phê sẽ chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa, làm cho não từ hưng phấn cực độ chuyển thành bị ức chế cực độ sẽ kích thích mạch máu nở ra, làm tuần hoàn máu tăng mạnh, gây gánh nặng cho tim mạch. Vì vậy rượu ngon chớ uống cùng cà phê, càng không thể uống liên tục hết ly này đến ly khác được.
3. KHÔNG NÊN UỐNG RƯỢU KHI ĐANG ĐÓI
Khi đang đói bụng bạn không nên uống rượu? Vì sao vậy?
Thói quen uống rượu lúc đói rất không tốt bởi thành phần chủ yếu của rượu là cồn, 80% lượng cồn sẽ được ruột non hấp thụ, lượng còn lại do dạ dày hấp thụ. Uống rượu khi đói thì 60% lượng cồn sẽ được cơ thể hấp thụ trong vòng 1 giờ, trong 1,5 giờ sẽ hấp thụ được 90% trở lên.
Sau khi uống 5 phút, trong máu đã có cồn rồi, khi hàm lượng cồn lên tới 200 - 400mg/100ml máu là đã bị trúng độc; lượng cồn lên 400 – 500 mg thì não bị tê liệt: thậm chí còn gây tử vong. Vì vậy, uống rượu khi đói rất nguy hiểm.
Uống rượu khi đói thì cho dù uống ít cũng vẫn có hại cho cơ thể. Bụng đói, cồn sẽ trực tiếp kích thích lên thành dạ dày gây viêm dạ dày, người nặng có thể nôn ra máu, lâu sẽ chuyển sang loét. Vì vậy, trước khi uống rượu cần ăn một chút thức ăn hoặc từ từ vừa ăn vừa uống, không uống quá nhiều ể tránh bị trúng độc cấp và mạn tính.
4. KHÔNG NÊN UỐNG RƯỢU CÙNG SỮA BÒ
Sữa bò vị ngọt, tính hơi hàn, có thể bổ hư, nhuận tràng thanh nhiệt, giải độc. Rượu trắng vị ngọt cay, tính đại nhiệt, có thể tân khí lạnh, thông huyết mạch, trừ phong hạ khí. Vị và tín của hai thứ này hầu như ngược nhau nên không thể dùng chung.
Phân tích trên quan điểm dinh dưỡng học hiện đại, cồn có tác dụng ức chế sự oxy hóa và phân giải mỡ, qua đó thúc đẩy sự hợp thành mỡ. Nó có thể làm cho mỡ tích tụ lại ở gan, làm gan nhiễm mỡ.
Sữa lại chứa nhiều mỡ nếu uống chung với rượu sẽ làm cho mỡ đông lại gan tăng lên. Ngoài ra, trong rượu còn có một số chất độc hại điển hình là andehit, có thể làm cho protit bị ngưng kết lại. Mà là sữa thì lượng protit lại rất cao, cho nên uống rượu song song với uống sữa sẽ hạ thấp giá trị dinh dưỡng của sữa và là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, rất hại cho cơ thể.
5. KHÔNG NÊN DÙNG CHÈ ĐẶC ĐỂ GIÃ RƯỢU
Có người cho rằng chè có tác dụng lợi tiểu. Sau khi uống rượu mà uống nhiều nước chè đặc, có thể đẩy nhanh việc bài tiết cồn, làm người chóng tỉnh rượu hơn, cho nên uống chè đế giải rượu.
Nhưng uống nhiều nước chè đặc sau khi uống rượu lại gây ra bệnh. Bởi sau khi rượu được đường tiêu hóa hấp thụ 90% được phân giải tại gan, cồn trước tiên được gan chuyển hóa thành axit axetic, cuối cùng mới được phân giải thành nước và cacbônic rồi bài tiết ra ngoài, quá trình này phải mất 2-4 giờ.
Nhưng sau khi uống rượu mà uống nhiều chè đặc chất tananh trong chè tác dụng lên thận sinh ra nước tiểu. Cùng lúc đó cồn mới bị phân giải thành axit axêtic, chưa kịp phân giải thành nước và cacbonic thì đã bị thận thải ra ngoài mà thận chịu sự kích thích của axit này sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận.
Ngoài ra, uống chè nhiều sẽ gây ra gánh nặng cho tim, điều này rất không có lợi cho người mắc bệnh cao huyết áp và tim.
Xem thêm bài viết hữu ích:
Không có bình luận nào cho bài viết.