Để có thể đưa sản phẩm rượu vang ra thị trường, trước hết sản phẩm phải được công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khẳng định sản phẩm rượu vang của cơ sở đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Thủ tục để sản xuất và công bố sản phẩm rượu vang theo quy định bao gồm Giấy phép kinh doanh rượu, Giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm rượu vang, Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

 

Giấy phép kinh doanh, sản xuất rượu vang

Căn cứ pháp lý

- Luật Phòng chống tác hại của rượu bia  

- Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu

- Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương

Quy trình xin cấp giấy phép sản xuất rượu vang

- Chuẩn bị thành lập giấy phép hộ kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu tại Uỷ ban nhân dân quận hoặc giấy phép doanh nghiệp ngành nghề sản xuất rượu tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư

- Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu vang gồm 4 loại giấy tờ:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

3.  Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

- Thời gian lập giấy phép kinh doanh 05 đến 07 ngày

Giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm cho rượu vang

Căn cứ pháp lý

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Quy trình xin giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm rượu vang

– Đăng ký giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất rượu vang tại Ban quản lý an toàn thực phẩm.

– Thời gian xin giấy phép an toàn thực phẩm từ 25 đến 35 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

– Hồ sơ xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất rượu vang bao gồm 6 loại giấy tờ:

1. Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất rượu vang

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép Hộ kinh doanh

3. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất rượu vang

4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất rượu vang

5. Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng và quy trình sản xuất rượu

6. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở sản xuất rượu vang

Lưu ý: Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất rượu có thời hạn 03 năm, sau 03 năm doanh nghiệp phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống ban đầu

Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm rượu vang

Hồ sơ công bố sản phẩm rượu vang

- Chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm gồm 4 loại giấy tờ:

1. Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12

3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rượu vang

4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trình tự thực hiện công bố sản phẩm rượu vang

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (hoặc nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền).

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm rượu vang

Cơ sở pháp lý

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 132/2008/NĐ-CP

Quy trình thực hiện đăng ký MSMV cho rượu vang

- Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm

1. Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

- Nộp hồ sơ tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch

- Trong thời hạn 20 ngày, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch, đồng thời tiến hành vào sổ đăng ký và lưu vào ngân hàng mã số quốc gia

Tiêu chuẩn chất lượng rượu vang

Chỉ tiêu cảm quan

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Đặc trưng cho từng loại sản phẩm

2. Mùi

Thơm đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men, không có mùi lạ

3. Vị

Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có vị lạ

4. Trạng thái

Trong, không vẩn đục

Chỉ tiêu hóa học

Tên chỉ tiêu

  Mức  

1. Hàm lượng etanol (cồn) ở 20 oC, % thể tích, không nhỏ hơn

8,5

2. Hàm lượng metanol, mg/l etanol 100o, không lớn hơn

 

- rượu vang đỏ

400

- rượu vang trắng và vang hồng

250

3. Độ axit dễ bay hơi, meq/l sản phẩm a), không lớn hơn

20

4. Hàm lượng lưu huỳnh dioxit (SO2), mg/l sản phẩm, không lớn hơn

 

- rượu vang đỏ có hàm lượng đường kính theo tổng hàm lượng glucose và fructose nhỏ hơn 5 g/l

150

- rượu vang đỏ có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose

không nhỏ hơn 5 g/l

200

- rượu vang trắng và rượu vang hồng có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose

nhỏ hơn 5 g/l

200

- rượu vang trắng và rượu vang hồng có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose

không nhỏ hơn 5 g/l

  250  

- rượu vang nổ

235

5. Áp suất dư trong chai tại 20 oC, bar, không nhỏ hơn

 

- đối với chai có dung tích không nhỏ hơn 0,25 lít

3,5

- đối với chai có dung tích nhỏ hơn 0,25 lít

3,0

a) meq = mili đương lượng, 1 meq tương đương với 60 mg axit axetic.

Kim loại nặng

Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong rượu vang: 0,2 (mg/kg hoặc mg/l) theo quy định hiện hành là QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Độc tố vi nấm

Giới hạn tối đa hàm lượng độc tố vi nấm trong rượu vang theo quy định hiện hành là QCVN 8-1:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

 TT 

Tên thực phẩm

  ML (µg/kg)  

  Chất giới hạn  

1

Rượu vang, rượu vang nổ và rượu vang hoa quả (không bao gồm rượu mùi và rượu vang có độ cồn

không thấp hơn 15 độ) 

2

Ochratoxin A

2

Rượu vang có hương thơm (aromatised wine), đồ uống pha chế từ rượu vang có hương thơm, cocktail 

từ rượu vang có hương thơm 

2

Ochratoxin A

Phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm theo Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, ban hành kèm theo THÔNG TƯ 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hồ sơ giấy tờ cho các cơ sở sản xuất rượu vang. Mong là những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các cơ sở sản xuất - kinh doanh rượu vang cho thể chuẩn bị tốt hơn cho quy trình sảm xuất và bán ra ngoài thị trường.

Nếu các bạn đang có nhu cầu về sản xuất các loại rượu vang, rượu trái cây, rượu trắng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ về công nghệ và hệ thống sản xuất rượu đạt chuẩn cho từng loại quy mô.

CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Xuyena11@gmail.com - kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Top