Tinh dầu hiện tại đang là mặt hàng rất phổ biến trên thị trường, vì những lợi ích cũng như tính tiện dụng của nó mà rất nhiều cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã đưa tinh dầu trở thành ngành nghề chính. Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm ra thị trường trong nước bắt buộc các cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở tinh dầu theo đúng quy định mà Nhà nước đưa ra. Hiện tại chưa có TCVN, QCVN về chất lượng và an toàn đối với sản phẩm tinh dầu, do đó Sản phẩm Tinh Dầu cần công bố Tiêu chuẩn cơ sở trước khi lưu thông thị trường.
Lợi ích của việc công bố tiêu chuẩn cơ sở tinh dầu
- - Có vị trí trên thị trường
- - Cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt các doanh nghiệp chưa có công bố tiêu chuẩn sản phẩm
- - Tạo niềm tin về chất lượng cũng như sự an toàn của sản phẩm với người tiêu dùng. Tạo tiềm năng với các khách hàng mới, hoặc dễ dàng tiếp cận với các khách hàng trong tương lai.
Cơ sở pháp lý Công bố tiêu chuẩn cơ sở tinh dầu dựa vào
- Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định 09/VBHN-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
- Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch nước công bố ngày 12/07/2006
- Thông tư 21/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.
Hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở các loại tinh dầu
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề liên quan;
- Bản sao Phiếu kiểm nghiệm tinh dầu theo các chỉ tiêu theo quy định (trong vòng 6 tháng) hoặc 3 mẫu sản phẩm;
- Bản thông tin chi tiết của sản phẩm tinh dầu;
Thời gian hoàn tất công bố tiêu chuẩn cơ sở là 15 ngày làm việc.
Nơi cấp: Chi cục tiêu chuẩn chất lượng đo lường
Thời gian hiệu lực công bố tiêu chuẩn cơ sở: 03 năm.
Bên cạnh việc công bố tiêu chuẩn cơ sở, để có chỗ đứng vững vàng trên thị trường sản xuất tinh dầu đa dạng như hiện này, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tinh dầu cần có Đăng kí nhãn hiệu, Nhận diện thương hiệu, Quy trình sản xuất, Kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hệ thống sản xuất Tinh dầu
Cấu tạo thiết bị nồi chưng cất tinh dầu
- Hệ thống nồi nấu chưng cất tinh dầu, thiết kế vỉ đỡ và sọt lưới phía trong.
- Bình sinh hàn ngưng tụ kèm hệ thống ruột gà làm lạnh.
- Hệ thống ống dẫn hơi từ nồi chưng cất sang bồn làm lạnh ngưng tụ tinh dầu.
- Hệ thống tủ điện điều khiển dùng cho nguồn điện 3 pha, kiểm soát tự động cho quá trình chưng cất tinh dầu
Nồi chưng cất tinh dầu
Nguyên lý hoạt động:
Nguyên liệu được đặt trên vỉ đỡ có khe, hoặc thiết kế các sọt chứa nguyên liệu. Nước phía dưới được đun nóng, tạo hơi bốc lên đi qua nguyên liệu, lôi cuốn các thành phần trong thực vật, trong đó có tinh dầu. Hơi lôi cuốn được ngưng tụ tại bộ ngưng tụ và trở thành hỗn hợp ngưng tụ. Tinh dầu do nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt hỗn hợp này.
Xem thêm chi tiết: Nguyên lý và quy trình chưng cất tinh dầu
Quy trình chưng cất tinh dầu
Trước khi sản xuất cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị chưng cất, chú ý xem nắp, vòi voi có kín không, phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không, sau đó tiến hành làm vệ sinh thiết bị.
Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn) gồm: nạp liệu, chưng cất, thải bả:
- Nạp liệu: Nguyên liệu từ kho bảo quản được nạp vào thiết bị, có thể làm ẩm nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá trình chưng cất. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, có thể nạp trực tiếp vào thiết bị hoặc nạp gián tiếp qua một giỏ chứa rồi cho vào thiết bị bằng tời hoặc cẩu. Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm cho hơi khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu và không được quá lỏng, quá xốp sẽ làm cho hơi dễ dàng theo những chỗ rỗng đi ra mà không tiếp xúc với toàn khối nguyên liệu. Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén nên xổ tung để tránh hiện tượng rỗng cục bộ. Nạp liệu xong đóng chặt mặt bích nối thiết bị với nắp, nên vặn chặt theo nguyên tắc đối nhau để nắp khỏi chênh.
- Chưng cất: Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho hơi vào thiết bị, lúc đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi.
Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm trong khoảng 30-400C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá chưng cất chưa kết thúc. Đây chính là 1 trong những nguyên lý cơ bản cho quá trình chưng cất tinh dầu hiệu quả.
- Thải bã: Tháo nắp thiết bị, tháo vỉ trên rồi dùng tời kéo giỏ chứa bã ra, kiểm tra và châm thêm nước nếu cần thiết (nước châm thường là nước sau khi phân ly tinh dầu) rồi cất mẻ khác.
Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm, nước chưng cho ra bể tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II.
> Quy trình chưng cất tinh dầu sả bằng Nồi chưng cất tinh dầu
> Hướng dẫn chi tiết chưng cất tinh dầu oải hương tại nhà
Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần được hỗ trợ tư vấn.
CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á
Hotline: 090468 5252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Địa chỉ: số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Không có bình luận nào cho bài viết.