Rượu thuốc ngâm có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người đặc biệt là chữa bệnh. Tuy nhiên nếu ngâm rượu và sử dụng không đúng cách sẽ biến rượu ngâm thành rượu độc, gây hại đến sức khỏe mỗi người.
Dưới đây sẽ là những lưu ý khi ngâm rượu thuốc, bạn cần quan tâm.
Theo ý kiến của Lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Hội Dược liệu TP HCM, khi ngâm rượu thuốc cần chú ý những vấn đề sau:
-Theo ông, rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: Ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. Các loại thảo mộc thường được dùng như sâm linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô, chuối chát. Trên thực tế, nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên lông, điều này rất nguy hiểm. Với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Dùng chúng để ngâm rượu nguyên lông nguyên cánh chẳng khác gì tự rước ký sinh trùng vào cơ thể, theo lương y Nghĩa.
- Các con vật như bìm bịp, tắc kè, cần mổ bụng, bỏ nội tạng, bỏ lông và nướng chín trước khi ngâm rượu. Làm sạch chúng có nhiều lợi ích, như giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh, rút ngắn thời gian ngâm để dược liệu có thể sử dụng nhanh hơn.
- Ngâm nhung hươu cần lưu ý: Khi ngâm, lộc nhung phải được cạo bỏ phần lông sạch sẽ nếu không sẽ gây tổn thương niêm mạc người uống.
- Ngâm rượu với huyết động vật: Một số người còn ngâm rượu với huyết động vật để uống với mong muốn bổ thận, tráng dương. Nhưng, thực tế thì huyết động vật không có một thành phần nào có tác dụng như vậy. Người ngâm rượu cần sự tư vấn của người am hiểu về dược lý thay vì ngâm theo cảm tính hay những lời truyền miệng.
- Lựa chọn loại rượu để ngâm rượu thuốc: Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Một số loại động vật nếu ngâm với rượu dưới 38 độ sẽ khó tiết ra hết chất bổ. Nên lựa chọn rượu để ngâm rượu là loại rượu đúng nguồn gốc, tốt nhất là loại rượu đã được lọc khử độc tố andehit, metanol,... bằng máy lọc rượu đạt chuẩn. Sau đó, rượu khi ngâm sẽ có cặn lấn cấn,bạn nên để lắng hoặc lọc trong đi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của rượu thuốc.
- Cách bảo quản rượu sau khi được ngâm: thông thường sẽ bảo quản bình rượu ngâm ở nhiệt độ 20-25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Một số loại mật động vật như mật rắn, mật gấu, mật kỳ đà,… cần để trong bóng tối tránh ánh sáng trực tiếp vì sẽ giảm tác dụng và bay màu. Cần ngâm rượu nơi mát, trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu.
- Uống rượu thuốc đúng cách: Uống rượu thuốc cũng phải điều độ, mỗi ngày uống một đến 2 lần, mỗi lần 20-50 ml, tức là một ly uống rượu nhỏ. Tùy loại rượu, những loại rượu mạnh chỉ cần uống 20 ml mỗi ngày là đủ, tránh lạm dụng. Rượu thuốc không phải để uống say mà cần điều độ, đều đặn với một liều lượng mỗi ngày giúp da dẻ hồng hào, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh cảm cúm, bổ can thận, bổ khí huyết, chống lão hóa. Rượu thuốc cũng chống chỉ định cho những người bị loét dạ dày hay xơ gan… Người không uống được rượu, có thể chưng cách thủy rượu thuốc rồi pha với mật ong uống cũng tốt.
Trên đây là ý kiển của lương y Nguyễn Đức Nghĩa, vậy ý kiến Giáo sư Lý Hải Tùng – một người chuyên nghiên cứu về rượu thuốc của Trung Quốc thì sao?
- Rượu thuốc tự chế chỉ nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe hàng ngày, không phù hợp để coi nó là một vị thuốc chữa bệnh.
- Khi ngâm rượu cần phải hỏi ý kiến thầy thuốc đông y hoặc căn cứ vào thể trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn nguyên liệu ngâm phù hợp. Rượu ngâm là để cho bản thân mình uống nên phải đặc biệt kỹ lưỡng trong việc lựa chọn. Tránh những chất có thể gây ra độc tố trong quá trình ngâm, liều lượng và sự kết hợp nguyên liệu không được khắc kị.
Đối với những loại rượu ngâm để bôi hoặc xoa bóp bên ngoài, có thể dùng những loại thực vật có chứa độc tố để tăng hiệu quả trị bệnh.
Tránh tuyệt đối việc tiện đâu mua thuốc ở đó, ví dụ như tại các điểm tham quan du lịch, mua theo bạn bè rồi về tự ngâm uống.
Điều này khiến các chuyên gia đông y vô cùng lo lắng về sự đảm bảo an toàn và chất lượng của thuốc. Giáo sư Tùng tiện thể nhắc thêm, mua thuốc bắc tùy tiện bên đường về sắc lên để uống cũng là điều sai lầm cơ bản giống như việc tự ngâm rượu thuốc vậy.
- Khi ngâm rượu thuốc, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo, nếu mua phải rượu giả hoặc rượu kém chất lượng thì lại càng nguy hiểm. Tốt nhất phải dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng và lựa chọn loại rượu gạo có nồng độ nhẹ, thông thường không được quá 40 độ, đừng nghĩ rượu mạnh mới tốt.
- Cho dù là rượu ngâm để tăng cường sức khỏe hay rượu để chữa bệnh, bạn đều nên nhớ rằng rượu ngâm cũng chính là rượu – một thứ không nên uống quá nhiều. Khi uống quá lượng sẽ gây hại vô cùng lớn đối với sức khỏe, vì thế, giáo sư Tùng nhắc lại, bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng rượu thuốc, tránh việc uống 1 thì hại 10.
Tóm lại, rượu thuốc ngâm không phải cũng biết cách làm, cách sử dụng. Nên tìm hiểu kỹ cũng như được các chuyên gia tư vấn kỹ càng thì mới đạt hiệu quả trong công tác chữa bệnh, cũng như không biến nó thành 1 loại thuốc độc.
Xem thêm các bài ngâm rượu đúng cách:
- Cách ngâm rượu đinh lăng và tác dụng không ngờ tới từ rượu đinh lăng
- Cách ngâm rượu ổi và tác dụng thần kì từ rượu ổi
Không có bình luận nào cho bài viết.