Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại cao khác nhau, mỗi loại cũng có những công dụng khác nhau của nó. Nhưng những loại cao được làm từ dược liệu đều rất tốt cho sức khoẻ và được nhiều người ưa chuộng, sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy các loại cao đó là gì? và quy trình điều chế dược liệu của nó ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vài viết dưới đây.
1. Các loại Thuốc Cao và Cách điều chế
Thuốc cao là loại thuốc chiết xuất hoạt chất qua dung môi rồi cô đặc lại. Thuốc cao có nhiều loại: Cao lỏng, cao mềm, cao dẻo, cao khô dùng để uống trong và có loại thuốc cao dùng ngoài như cao dán, cao xoa. Thuốc cao uống trong trường hợp là thuốc bổ, trị bệnh mạn tính, dùng dược liệu cao hơn các dạng thuốc tán, hoàn. Thuốc cao dùng ngoài thường dùng cho những bịnh mụn nhọt về ngoại khoa và những bịnh tật phong, hàn, thấp, tê . Loại cao dùng ngoài này người xưa gọi là thuốc dán mỏng, bây giờ gọi là cao dán . Ngoài ra có loại cao xoa, loại thuốc mềm dùng để bôi hoặc xoa lên da hay niêm mạc như cao Sao vàng (Dầu cù là).
Bào chế dạng thuốc này phải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu nấu lấy nước; giai đoạn hai cô nước nấu; giai đoạn cuối thêm đường hay mật hoặc rượu để làm ra thành phẩm.
*Phân loại
Thuốc cao được phân làm nhiều loại, có tỷ lệ thuốc và nước như sau :
- Cao lỏng : Dạng lỏng như xi rô, rót được dễ dàng, có mùi đặc trưng của dược liệu bào chế cao, có thể dùng trực tiếp để điều trị bệnh. Tỷ lệ 1:1 (1g dược liệu thu được 1ml cao lỏng).
- Cao mềm : Dạng sánh như mật, đặc hoặc sền sệt, có tỷ lệ nước từ 20 - 25%.
- Cao dẻo : Dạng mềm, dẻo, đặc quánh, sờ không dính tay, tỷ lệ nước từ 12 - 15%, khó tan trong nước, dùng để bào chế các loại thuốc khác, không dùng trực tiếp để uống.
- Cao khô : Cao khô tỷ lệ nước không quá 5%, có thể tán thành bột dễ dàng, dùng để bào chế các loại thuốc khác, không dùng trực tiếp để uống.
- Cao dán: tán nhuyễn thuốc rồi trộn với các chất dính, phết vào giấy bóng hoặc vải… dán lên vùng bệnh trong điều trị mụn nhọt, khí huyết ngưng tụ, đau nhức…
*Phương pháp bào chế
Nguyên liệu thảo mộc hoặc xương, sừng các động vật. Sơ chế theo kỹ thuật yêu cầu của từng loại. Sử dụng nước mưa hoặc nước giếng đạt tiêu chuẩn nước ăn. Có 3 giai đoạn bào chế:
- Giai đoạn 1: Nấu, hầm dung dịch nước thuốc trong thời gian dài
Sử dụng Nồi ninh cao dược liệu được làm từ inox, không sử dụng nồi đồng hoặc nồi sắt, tránh làm biến đổi chất lượng dược phẩm trong quá trình đun nấu. Xếp dược liệu cần nấu vào nồi, cho lượng nước gấp 4-6 lần khối lượng thuốc (thường ngập trên dược liệu 5-10cm là được). Sau khi nấu xong mở van dưới đáy nồi để lấy được dung dịch nước thuốc.
Nồi nấu cao dược liệu
Lưu ý thời gian nấu, với loại thân rễ cứng: nấu 6 – 8 giờ (2 lần); Lá, hoa, cành nhỏ: nấu 4 – 6 giờ (2 lần); Xương động vật: nấu 12 – 36 giờ (3 lần).
- Giai đoạn 2: Cô cao thuốc, cô đặc dược liệu
Cao thuốc nên cô ở nhiệt độc càng thấp càng tốt với thời gian cô ngắn. Nên dùng nồi inox 304, để cô thuốc, và đảo đều tránh làm cháy thuốc, có thể sử dụng Nồi cô cao cánh khuấy để cô thuốc.
Nước thuốc đổ vào khoảng ¾ nồi, với cao lỏng thì lấy tỉ lệ là 1 lít nước cao bằng 4 – 6kg dược liệu; Nếu lấy cao đặc thì cô cho đến khi thấy thuốc sánh dính như mật.
- Giai đoạn 3: Thêm phụ gia và bảo quản
Thuốc cao lỏng thường chỉ để được 2 – 3 ngày là bị mốc. Muốn giữ cho thuốc để được lâu trong khoảng 3 – 5 tháng thì cần đóng vào chai, mỗi chai đổ lên trên 20-30ml cồn 95, để nguyên đừng lắc, đậy nút kín cất đi. Khi dùng mới lắc đều. Hoặc cứ 1 lít cao lỏng, đun sôi với 800g đường hoặc mật hoặc 10ml cồn Acid Benzoic 20%. Tuy nhiên, tốt nhất là sau khi đóng chai, đem hấp nước sôi khoảng ½ giờ là được. Khi nấu, nếu cạn thì lại cho thêm nước sôi (không dùng nước lạnh). Để đảm bảo vệ sinh, không nên dùng phễu nhựa rót cao vào chai, các loại cao loãng có thể dùng Máy chiết rót định lượng, các loại cao đặc có thể sử dụng Máy chiết dịch đặc để đóng chai bảo quản.
2. Quy trình chế biến một số loại dược liệu phổ biến
Đông y rất thường dùng cao nước để trị bệnh mạn tính, làm thuốc bổ. Nấu cao nước rất phức tạp, tùy theo từng bài mà bào chế cho thích hợp. Chúng tôi xin giới thiệu một số quy trình điều chế dược liệu. Dưới đây xin giới thiệu bài "cao trâu cổ" để làm điển hình.
*Cao Trâu Cổ
Trâu cổ chủ trị Đau lưng, liệt dương, kinh nguyệt không đều, ung thũng, phong thấp, chữa di mộng tinh, lòi dom, tắc tia sữa, sang độc ung nhọt, nhức mỏi chân tay, đinh sang ngửa lở, tổn thương do té ngã, bồi bổ khí huyết,…
Trâu Cổ
- Thành phần nguyên liệu Cao Trâu Cổ
Thành phần gồm có:
- Trâu cổ 20 kg
- Đậu đen tồn tính 04 kg
- Đường cát trắng 3,2 kg
- Rượu đế 04 lít
- Nước vừa đủ
- Quy trình nấu Cao Trâu Cổ
Thân trâu cổ thái nhỏ, mỏng rửa sạch phơi khô cho vào thùng cài phên để khỏi bồng. Đổ nước ngập dược liệu trên 10 cm, đun sôi. Đậu đen đổ ngập nước đun sôi đến nhừ mềm, lọc qua vải thưa, lấy nước tiếp vào thùng trâu cổ.
Đun sôi đều lửa trong 6 giờ, thỉnh thoảng lấy thêm nước sôi cho đủ mức nước cũ và đảo dược liệu trong thùng, chắt lấy nước, lọc qua vải, để lắng 3 - 4 giờ, gạn lấy nước thứ nhất. Cô dần nước này lại. Bã còn lại, đổ ngập nước đun sôi trong 4 giò: chắt, lọc, để lắng, gạn lấy nước thứ hai. Dồn 2 nước lại, lấy ra 2 lít để riêng, rồi đem cô chỗ còn lại cho đến khi còn 4 lít cao nước (1ml = 5g dược liệu khô).
Lấy 2 lít nước cao đã để riêng cho vào nồi nhôm khác. Cho 3,2 kg đường kính vào, đun sôi, quấy cho tan, lọc kỹ, lấy nước đường này cho vào 4 lít cao nói trên, để nguội rồi pha vào 4 lít rượu trắng để lắng.
Thành phẩm được 10 lít cao. Đóng vào chai 120 ml (đã tiệt trùng), gắn sáp, dán nhãn, để nơi râm mát.
*Cao Bách Bộ
Cao bách bộ từ lâu đã được sử dụng như một loại thần dược chuyên trị ho, trị lao phổi, viêm khí quản mãn tính, ho gà…
Củ Bách Bộ
- Nguyên liệu Cao Bách Bộ
Chuẩn bi củ cây Bách Bộ (50 – 70kg tươi) được đào trên các đồi núi cao, rửa sạch với Máy rửa dược liệu, để ráo nước. Sau đó dùng Máy nghiền dược liệu, nghiền nhỏ củ Bách Bộ, để có cao sạch sẽ bí quyết là nên dùng vỏ chấu rửa sạch cho vào rổ lớn để trên chậu đựng nước cao và dùng 1 tấm vải trắng trải lên. Sau đó mới dùng 1 tấm vải trắng cho từng phần nhỏ củ cao bách bộ đã nghiền vào vắt lấy nước.
Nước sạch, nên dùng nước giếng hoặc nước máy theo tiêu chuẩn nước ăn của Bộ Y Tế, tránh có cao bị lẫn mùi không thơm.
- Quy trình nấu Cao Bách Bộ
Bỏ nước đã vắt vào Nồi cô cao kèm cánh khuấy, không pha thêm nước, nấu to lửa để hớt bọt bẩn. Sau đó lại lọc qua một lần nữa để cao sạch hoàn toàn, lúc này cho chạy cánh khuấy đảo để “đánh cao” thay cho việc khuấy bằng tay. Thời gian nấu từ 10 – 15 tiếng tùy vào dung tích cao.
Cao thành phẩm có dạng lỏng, đặc hơn mật ong, là dạng dễ hấp thụ tốt nhất và hiệu quả nhất. Không nên nấu cao đặc quánh thành bánh vì sẽ làm tốn thêm công đoạn thêm chất phụ gia, tỉ lệ cao thành phẩm là 70kg củ nấu được khoảng 7kg cao.
Khi cao đã được nấu xong, để nguội khoảng 3 tiếng thì dùng Máy chiết rót cao rót ra chai, đóng nắp và dán nhãn, bảo quản nơi mát.
Nồi cô cao kèm cánh khuấy
Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị trong sản xuất, chế biến dược phẩm như Nồi ninh cao, Nồi cô cao, Nồi cô cao đặc, Máy vo viên hoàn, Máy rửa dược liệu, Máy nghiền dược liệu...
Mọi thắc mắc cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á
Hotline: 0904685252
Website: www.xuyena.vn - www.maythucphamkag.com
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Không có bình luận nào cho bài viết.