Theo Đông y, thực vật và động vật đều có thể chế biến thành cao thuốc bằng cách cô đặc hoặc sấy dịch chiết thu được từ nguyên liệu kết hợp với dung môi. Trước khi chiết suất dược liệu cần xử lý sơ bộ (rửa sạch, sấy khô, thái nhỏ, sao tẩm..) sau đó mới điều chế thành các loại cao

 

Các loại cao phổ biến trên thị trường có thể nhắc đến đó là: Cao lỏng, cao đặc và cao khô. Cùng tìm hiểu thêm về các loại cao cũng như quy trình chế biến ra từ cây dược liệu thành cao thành phẩm trong bài viết dưới đây nhé.

 - Cao lỏng: Có thể chất lỏng sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dùng để điều chế cao. Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 01 ml cao lỏng tương ứng với 01 g dược liệu dùng chế cao thuốc.

 - Cao đặc: Là khối đặc quánh; hàm lượng dung môi dùng chiết xuất còn lại trong cao không quá 20 %.

 - Cao khô: Là một khối hay bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5 %.

1. Quy trình làm cao lỏng, cao nước

Thông thường cao lỏng, cao nước có nguồn gốc từ thực vật, dùng nước để nấu rồi cô lại đến mức ….. Cao thành phẩm thường chứa 15 - 20% đường có thể bảo quản được lâu, tránh mốc làm hư hỏng. Để cao lỏng ở chỗ mát trong thời gian ít nhất 1 ngày rồi lọc.

Sau khi thu dịch chiết, tiến hành lọc, cô dịch chiết bằng các phương pháp khác nhau để thu được cao lỏng có tỷ lệ quy ước (01 ml cao lỏng tương ứng với 01 g dược liệu dùng chế cao thuốc).

Giai đoạn 1: Nấu, hầm dung dịch nước thuốc trong thời gian dài

Sử dụng Nồi ninh cao dược liệu được làm từ inox 304 cao cấp có 3 lớp cách nhiệt chống cháy, dễ dàng điều chỉnh thời gian và nhiệt độ. Cho nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng nguyên liệu (ngập trên dược liệu 5-10cm). Thời gian nấu, với loại thân rễ cứng: nấu 6 – 8 giờ (2 lần); Lá, hoa, cành nhỏ: nấu 4 – 6 giờ (2 lần); Xương động vật: nấu 12 – 36 giờ (3 lần). Sau khi nấu xong mở van dưới đáy nồi để lấy được dung dịch nước thuốc.

Nồi nấu nước thuốc, nồi ninh dược liệu

Lưu ý không sử dụng nồi đồng hoặc nồi sắt, tránh làm biến đổi chất lượng dược phẩm trong quá trình đun nấu.

Sau khi nấu nước cốt, cần gạn bỏ nguyên liệu, dược liệu đã nấu; để cao được trong, không vẩn đục, không chứa bã dược liệu cần lọc qua Máy lọc cặn bã để loại bỏ hoàn toàn cặn lắng, cặn lơ lửng còn sót lại trong nước thuốc.

Máy lọc cặn bã, lọc bã thuốc

Giai đoạn 2: Cô cao thuốc, cô cao nước dược liệu

Để cô cao thuốc cần phải cô thuốc ở nhiệt độ thấp và thường xuyên khuấy đảo, sử dụng Nồi cô cao dược liệu kèm cánh khuấy sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đun nấu. Đổ nước thuốc vào khoảng ¾ nồi, lấy tỉ lệ là 1 lít nước cao bằng 4 – 6kg dược liệu. Cài đặt thời gian, nhiệt độ thích hợp rồi bật máy, hệ thống motor và gia nhiệt tự động sẽ khuấy đảo và cô thuốc.

Nồi cô cao cánh khuấy, nồi cô cao lỏng đa năng

Giai đoạn 3: Thêm phụ gia và bảo quản

Thuốc cao lỏng thường chỉ để được 2 – 3 ngày là bị mốc nên phải cho thêm các dung môi như đường, mật, cồn cồn Acid Benzoic 20%. Theo tỉ lệ 1 lít cao lỏng đung với 800g đường hoặc mật hoặc 10ml cồn Acid Benzoic 20%.Cao thành phẩm có mùi thơm của dược liệu, vị ngọt đắng, màu nâu hoặc đen.

Máy chiết rót dịch đặc

Để đảm bảo cao dược liệu có thời gian sử dụng lâu dài nên đóng chai sẫm màu. Sử dụng Máy chiết dịch đặc để đóng chai bảo quản, máy được làm từ inox 304 cao cấp, thích hợp trong ngành sản xuất dược phẩm, chế biến dược liệu, không nên dùng các loại phễu nhựa gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cao lỏng thành phẩm được chiết rót vào hũ tối màu, dán tem mác rõ ràng

2. Quy trình làm cao đặc, cao dạng bánh và cao khô

Cao thuốc dạng đặc hoặc dạng bánh được chế biến từ thực vật và động vật (xương, gạc, sừng, thịt…) và thường được dùng để điều chế thành cao thuốc viên, viên bao, viên hoàn hoặc dùng trực tiếp. Cao thành phẩm có màu nâu hoặc đen, không có màu rêu; Mùi thơm, vị đắng, chất cao mịn dẻo. Đối với cao động vật có màu nâu nhạt, nâu sẫm, mùi hơi tanh. Cao đặc có độ ẩm khoảng 20% và cao khô độ ẩm chỉ dưới 5%.

Cao đặc thành phẩm dạng bánh, có màu nâu đen, thơm mùi dược liệu

Các bước tiến hành nấu cao đặc tương tự như nấu cao lỏng nhưng thời gian nấu lâu hơn. Cao đặc, đặc biệt đối với cao động vật, thường chiết 3 đến 4 nước, mỗi nước nấu từ 24 đến 48 giờ sau đó đem cô đến thể cao đặc, cắt miếng, gói trong giấy bóng kính.

Để rút ngắn thời gian cô cao, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, Nồi cô cao đặc được sử dụng để cô thuốc dạng đặc. Miệng nồi rộng giúp khả năng bay hơi nước nhanh hơn, cùng cánh khuấy có khả năng đảo trộn và vét từ đáy nồi đến thành nồi. Thiết kế 3 lớp tương tự như phương pháp đun cách thủy, không làm cao bị cháy khê, có mùi khét.

Nồi cô cao đặc có cánh khuấy, có thể nghiêng 90 độ để dễ dàng lấy cao

Cánh khuấy thiết kế so le có khả năng đảo trộn và vét từ đáy nồi đến thành nồi

Đổ nước thuốc vào 2/3 nồi và cài đặt thời gian, nhiệt độ, khi thấy cao thuốc sánh dính như mật là thành phẩm. Để giảm độ ẩm trong cao thuốc, nên sử dụng Tủ sấy 20 khay, để sấy cao đạt độ ẩm cẩn thiết cũng như bảo quản không làm hỏng cao thuốc.

Máy vo viên hoàn

Kết thúc quá trình nấu cao, cao đặc được điều chế thành các dạng viên thuốc, viên hoàn bằng cách trộn với mật ong, mật mía hoặc mạch nha theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1,2:1,5 rồi bỏ vào lồng quay của Máy vo viên. Sau 1 – 2 phút sẽ ra thành phẩm viên hoàn, thuốc tễ nhẵn bóng, thơm mùi dược liệu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình sơ chế, sản xuất các loại cao dược liệu. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

 

 

 

 


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Top