Ðậu phụ hay còn gọi đậu hũ, tàu hũ (Tofu) là món ăn phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Quy trình sản xuất đậu hũ khá đơn giản. Ngâm đậu cho mềm, nghiền nhỏ thành sữa, lọc, nấu chín để chất đạm ngưng tụ lại rồi ép thành khuôn. Sữa đậu nành cũng là đồ uống rất được ưa thích, và tốt cho sức khoẻ.
Vậy làm sao để có thể chế biến sản xuất đậu hũ và sữa đậu nành đảm bảo vệ sinh và rút ngắn thời gian sản xuất và, giảm được sức lao động, tăng năng suất.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vài viết dưới đây, về quy trình sản xuất đậu phụ.
1. Chọn nguyên liệu
Chọn các loại đậu loại tốt, vỏ hạt căng mọng, hạt mẩy, phía trong lòng hạt đậu không thâm đen. Trung bình cứ1kg đậu sẽ làm được khoảng 25 bìa đậu.
Vo đậu để bỏ hạt lép hạt xấu, rồi sau đó ngâm đậu trong nước, ước lượng 1 gang tay tính từ đỗ tới mặt nước, để các hạt đỗ nở đều. thời gian ngâm khoảng 4 – 5 tiếng qua đêm hoặc khi thấy hạt đỗ bong ra là được.
2. Xay hạt đậu nành
Hạt đậu được xay nhỏ, càng mịn càng tốt, vì sẽ cho ra đậu thành phẩm chất lượng hơn, thơm mềm hơn. Bỏ đỗ vào Máy xay hạt đậu nành (Máy xay bột nước) đến gần đầy miệng phễu và liên tục thêm đậu vào . Lưu ý, khi xay hạt đậu cần cho nước thường xuyên, nước chảy đều theo tỉ lệ 1 đậu : 6 nước, để bột không quá đặc không quá loãng.
3. Vắt bột thành sữa đậu nành
Sau đó chuyển bột đã được xay mịn (bột nước) vào Máy vắt sữa đậu nành, máy hoạt động theo cơ chế ly tâm, toàn bộ nước trong bột sẽ được thoát ra ngoài, bã đậu nành được giữ lại.
Phần nước đậu nành này là nguyên liệu chính để làm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ và các sản phẩm từ đậu nành khác. Với một chút chất làm đông được hòa với tỉ lệ nhất định, chất làm đông phổ biến nhất là Magie clorua, Muối Magie sulphat hoặc Đường nho.
Phần bã đậu nành có thể được tận dụng vắt lại lần nữa, hoặc làm các loại bánh bã đậu, chả bã đậu hoặc làm thức ăn chăn nuôi…
5. Nấu nước đậu nành
Hình ảnh các nồi nấu đậu nành to đùng, đun củi trong không gian nóng bức chật hẹp từ lâu đã không còn xuất hiện bởi hiện nay đa số các cơ sở sản xuất đậu phụ, đậu hũ non đều dùng nồi hơi đun sữa đậu, loại nồi này dùng điện, vừa không gây nóng bức, hại sức khỏe lại đảm bảo năng suất.
Đổ hỗn hợp nước đậu nành vào nồi, bật công tắc, điều chỉnh thời gian và nhiệt độ để cho ra sản phẩm sữa đậu kết tủa. Quá trình nấu nước đậu có tác dụng phá vỡ liên kết enzym, kháng trypxin và độc tố afltoxin, diệt vi sinh vật, khử mùi tanh của đậu nành, phá vỡ lớp solvat (lớp nước bao quanh) tạo điều kiện cho các phần tử sữa gần nhau hơn và dễ keo tụ hơn.
6. Ép tạo khuôn
Sau khi kết tủa và chất bã nước trong, ta có óc đậu hay hoa đậu. Đưa hoa đậu vào khuôn ép. Nhiệt độ của hoa đậu đem ép tốt nhất là 70 – 80°C, nếu để nhiệt độ dưới 60°C thì hoa đậu khó tạo thành bánh, khó kết dính, không định hình được. Thời gian ép thường là 10 phút. Dụng cụ ép thường là bằng các khuôn gỗ hoặc inox, ép thủ công, một số cơ sở sản xuất lớn sử dụng máy ép thủy lực, ép chặt hơn và nhành hơn.
7. Chiết rót, đóng gói
Nước đậu nành hay còn gọi là sữa đậu nành là một trong những sản phẩm khác trong quá trình sản xuất đậu phụ, đậu hũ, đây cũng là thức uống tốt cho sức khỏe. Sữa đậu nành được đổ vào bồn chứa liệu và chiết rót ra các chai, hũ. Máy chiết rót sữa đậu nành được làm từ inox 304, không bị biến dạng do nhiệt độ cao của sữa đậu nành, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Để có được những bìa đậu, những chai nước đậu nành ngọt mát, đảm bảo chất lượng vệ sinh, bạn hãy tìm đơn vị cung cấp các thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất đậu phụ và sữa đậu nành uy tín.
Và đừng quên Xuyên Á là đơn vị cung cấp các thiết bị thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn ATVSTP theo quy định của nhà nước. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Không có bình luận nào cho bài viết.