Bạn đã bao giờ biết đến những điều cấm kỵ khi nấu rượu của người xưa? Thường thì người ta chỉ nói đến những điều kiêng kỵ khi xây nhà, khi đi chùa, dịp năm mới,... thậm chí là cấm kỵ khi uống rượu. Bây giờ lại còn nghe đến những điều cấm kỵ khi nấu rượu. Thật là lạ đúng không? Nhưng sự thật thì ở nhiều nơi người ta cũng những điều kiêng kỵ lý thú khi nấu rượu, chúng ta cũng tìm hiểu xem.
- Kiêng kỵ khi chọn men và làm men nấu rượu:
Khi nấu rượu thường kiêng kỵ rất khắt khe để mong rằng nấu rượu không bị hỏng dẫn đến lãng phí lương thực và lỡ công việc của nhà. Và việc đầu tiên người ta quan tâm đó là men rượu. Để có được thứ men tốt, khi mua nguyên liệu về người ta hay làm men vào dịp cuối xuân hoặc dịp giữa thu là lúc thời tiết ôn hòa nhất. Tuy vậy, để có được thứ men rượu tốt, ngoài việc có nguyên liệu tốt, kinh nghiệm làm men thì người làm men còn kiêng kỵ nhất khi làm men vào dịp mùa xuân bỗng dưng có cóc kêu để đẻ trứng ngoài đồng. Người ta lý giải rằng, tiết trời xuân đang mát mẻ mà bỗng dưng cóc đẻ là lúc thời tiết chuyển nóng bất thường khiến bột làm men dễ bị ôi thiu, chất men gặp thời tiết nóng thì khó lên men.
Ngoài ra, khâu làm men là tối quan trọng quyết định đến chất lượng của rượu sau này, nên khi gia chủ làm men thì người lạ, người “vía dữ” kể cả người trong nhà không được đến gần khu vực làm men. Thành thử khi làm men, chủ nhà chuẩn bị sẵn các loại nguyên liệu, dụng cụ chờ đến đêm lúc mọi người đã đi ngủ hết rồi thì mới tiến hành.
Khi dùng men để ủ lẫn các loại ngũ cốc thì chủ nhà cũng kiêng kỵ như trên. Tuy nhiên, yếu tố thời tiết nóng, lạnh không còn là vấn đề đáng ngại nữa, bởi trời nóng hay lạnh đã ổn định và người làm rượu sẽ căn cứ vào thời tiết để điều chỉnh thời gian ủ men dài hay ngắn, lượng men tăng hay giảm, đạy dụng cụ ủ rượu… sao cho không quá nóng, quá lạnh để tạo nhiệt độ ủ phù hợp khi men rượu và các loại nguyên liệu từ ngũ cốc đang trong quá trình lên men.
- Trong lúc nấu rượu cần cấm kỵ điều gì để cho "vía tốt, rượu ngon":
Trong lúc nấu rượu người ta hạn chế những người "vía dữ" qua lại khu vực nấu rượu mà đặc biệt là nồi nấu rượu đang chưng cất. Có 2 cách để người ta hạn chế tối đa vía dữ này:
Thứ nhất, trường hợp người lạ đến nhà, nếu lo mình “vía dữ” sẽ làm hỏng nồi rượu của gia chủ thì có thể tự rửa qua tay mình bằng nước ở chậu thủy thượng ngưng tụ rượu đặt trên đầu chõ rượu rồi hơ tay vào bếp với nghĩa để tẩy uế rồi làm thêm động tác đun củi vào bếp lò như bày tỏ sự thành tâm. Việc làm này khiến chủ nhà sẽ vui vẻ, yên tâm nồi rượu sẽ tốt, thậm chí còn hứng một tí rượu đang chảy để khách nếm thử cho may mắn.
Thứ 2, để kiêng kỵ người “vía dữ” người ta đặt ở bên cạnh chõ rượu một con dao với ý nghĩa để xua đuổi những điều không tốt. Người cẩn thận thì khi nấu rượu sẽ đóng kín cổng ra vào, cửa bếp hoặc làm bếp lò ở nơi ít người qua lại. Củi nấu rượu phải là củi sạch chứ không thể là cọc rào hay cột chuồng trại cũ hỏng…
Người dân Bắc Hà - Lào Cai thường để dao và 2 chiếc chén bên cạnh nồi nấu rượu để trừ vía dữ.
- Để cho lượng rượu thành phẩm nhiều hơn và ngon hơn, chúng ta cần kiêng kỵ điều gì?
Người ta thường lấy những giọt rượu ngon mới chảy ra từ chõ rượu hắt vào bếp lửa, hắt ra ngoài sân, sau nhà để cầu mong vua bếp, thần linh thổ địa phù hộ rượu nhiều hơn và ngon hơn . Sau khi làm những động tác này, chủ nhà vẫn để hai lưng chén rượu cạnh bếp để vua bếp, thần linh thổ địa cùng ma nhà tiếp tục thụ hưởng thứ sản vật tinh túy làm ra từ ngọc thực.
Đây là những quan niệm của người xưa mà đặc biệt là các bà con khu vực vùng cao. Những điều cấm kỵ khi nấu rượu của người xưa hiện nay vẫn đang còn lưu lại khá nhiều ở những vùng núi, nó trở thành 1 nét đẹp trong truyền thống nấu rượu của bà con.
Tuy nhiên, hiện nay xã hội ngày càng thay đổi hình thành những nhu cầu cao hơn, nhanh hơn của người tiêu dùng và khi họ đó họ cần sản xuất rượu với số lượng nhiều, người ta lại chỉ quan tâm đến việc đầu tư thiết bị sản xuất rượu sao cho hiện đại nhất và hiệu quả nhất.
Hệ thống chưng cất rượu
Rượu sau khi chưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, các bạn không nên uống rượu ngay khi mới ra lò mà nên đổ vào chum sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon. Hoặc sử dụng máy lọc rượu để loại bỏ các loại độc tố, rượu sau khi được xử lý qua máy lọc rượu uống rất êm, thơm và không gây cảm giác đau nhức đầu sau khi uống.
Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị hiện đại trong ngành rượu: tủ cơm rượu công nghiệp, nồi chưng cất rượu, máy lọc độc tố rượu, thiết bị lão hóa làm già rượu, dụng cụ đo độ rượu, hệ thống chiết rót và đóng chai thành phẩm, thùng gỗ sồi ủ rượu,...
Mọi nhu cầu cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.
CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Xem thêm bài viết hữu ích khác:
- Bộ thiết bị nấu rượu hiện đại phục vụ cho ngành sản xuất rượu
- Giới thiệu men rượu và 1 số phương pháp làm men rượu
- Quy trình sản xuất rượu gạo truyền thống
- Cách rượu rượu ngô độc đáo của người Bản Phố - Bắc Hà
Không có bình luận nào cho bài viết.