Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu. Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh; tổ chức, cá nhân muốn sản xuất, kinh doanh, buôn bán rượu phải có giấy phép. Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, việc hoạt động sản xuất rượu thủ công trên địa bàn một số tỉnh hầu như đều không có phép, không nhãn mác, không kiểm định chất lượng...

Tại sao việc thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh lại khó khăn như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, các cơ quan chức năng chưa có thống kê chính xác về số lượng cơ sở sản xuất rượu. Song, trên thực tế cơ sở sản xuất rượu thủ công được phân bố, trải đều khắp từ thành thị đến nông thôn. Trung bình mỗi ngày, mỗi cơ sở sản xuất ít nhất 10 lít rượu. Các cơ sở nấu rượu được hình thành tự phát theo hộ gia đình, chưa được đăng ký và cấp phép của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

Quy trình sản xuất rượu của các hộ gia đình hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Gạo được nấu thành cơm, rồi tán men thành bột, rắc lên cơm và ủ. Sau một thời gian nhất định, cơm lên men và được mang ra chưng cất thành rượu. Qua tìm hiểu nguyên liệu để nấu rượu tại một cơ sở phần nào thấy được độ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Gạo nấu rượu có chất lượng thấp, nhiều hạt gạo bị ố vàng và mốc. Men để nấu rượu chỉ số ít là do người dân tự sản xuất theo truyền thống, số còn lại thì không biết nguồn gốc xuất xứ cũng như không có nhãn mác. Khu vực nấu, dụng cụ chưng cất rượu được làm rất thủ công và không đảm bảo vệ sinh.

Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất rượu, muốn đảm bảo các thông số đạt tiêu chuẩn thì rượu sau khi chưng cất xong phải qua hệ thống lọc khử , máy lọc rượu để loại bỏ các độc tố trong rượu. Tuy nhiên, rượu sản xuất thủ công tại các hộ gia đình sau khi chưng cất đã được giao bán cho các tiệm tạp hoá, quán ăn…, hoàn toàn không qua khâu cấp phép, kiểm định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Máy lọc rượu khử độc tố

Kiểm soát nguồn gốc chất lượng rượu, nhất là đối với rượu thủ công, Chính phủ đã quy định về kinh doanh rượu. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu thủ công phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm phải dán nhãn mác kinh doanh với chính quyền địa phương.

Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ, thời gian qua, ngành công thương các tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan kiểm tra và cấp phép sản xuất rượu, đồng thời hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hoá đối với một số sản phẩm rượu đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, con số này chiếm rất ít, còn lại hầu hết các cơ sở nấu rượu thủ công chưa được cấp phép cũng như kiểm định chất lượng sản phẩm rượu trước khi bán ra thị trường. 

Điều đáng nói là hầu hết các hộ này đều đang sản xuất tự do, phớt lờ các quy định của pháp luật và các cơ quan chức năng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc yêu cầu các hộ đăng ký cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công.

Nguyên nhân là do hầu hết các hộ này chỉ làm với quy mô nhỏ lẻ, sản xuất không liên tục. Bình quân mỗi hộ chỉ nấu khoảng vài chục lít rượu mỗi tháng; vừa nấu rượu vừa kết hợp sử dụng phụ phẩm để chăn nuôi. Các cơ sở này điều kiện địa điểm, cơ sở vật chất đều rất hạn chế, lạc hậu; trang thiết bị, dụng cụ thô sơ, sử dụng các vật liệu dễ bị thôi nhiễm vào thực phẩm; chưa kể, hầu hết các sản phẩm rượu này đều được chứa đựng trong các bao bì không có nhãn mác, không được công bố chất lượng sản phẩm...

Kiểm tra cơ sở sản xuất rượu thủ công

Trong khi đó, để đủ điều kiện cấp giấy phép, các hộ sản xuất này phải đạt được những điều kiện nhất định về mặt pháp lý về môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa cũng như cơ sở vật chất mà pháp luật quy định.

Rượu sau khi nấu không được lọc qua máy lọc rượu còn chứa các loại độc tố rất nguy hiểm, khi vào cơ thể, methanol được chuyển hoá trở thành chất độc gây tổn thương đến tất cả cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt và não… Phải mất 12 giờ, thậm chí nhiều ngày sau khi uống, nạn nhân mới có biểu hiện ngộ độc như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, hôn mê… khi đó thì tình trạng đã nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh mặt hàng rượu, ngoài nỗ lực của ngành chức năng, rất cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của chính các hộ sản xuất, kinh doanh rượu và của cả cộng đồng trong việc kiểm tra, kiểm soát, khai báo. Huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân trong việc nói không với sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ của người thân và cộng đồng.

Góp sức cùng với cả người dân cũng như nhà nước, chúng tôi cung cấp các thiết bị, hệ thống máy móc chưng cất rượu hiện đại, đảm bảo VSATTP theo đúng quy định của nhà nước. Mong rằng các hộ, các cơ sở sản xuất rượu sẽ có ý thức cùng nhau sản xuất ra những giọt rượu ngon đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng cũng như để có được uy tín, sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu rượu của cơ sở sản xuất.

Các thiết bị cơ bản phục vụ quy trình sản xuất rượu

Việc đầu tư hệ thống chưng cất rượu hiện đại là tiền đề cho việc đăng ký giấy phép kinh doanh dễ dàng hơn, và cũng giúp cho cơ sở sản xuất rượu đạt được năng suất cao đảm bảo an toàn và cơ hội phát triển ngày càng cao.

Mọi thắc mắc cần được tư vấn về hệ thống thiết bị chưng cất rượu cũng như quy trình sản xuất rượu sạch, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNH ĐTTM XUYÊN Á

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

 


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Top