Nước hoa làm từ tinh dầu thiên nhiên tạo nên mùi hương nhẹ nhàng, dễ sử dụng với giá thành rẻ và không chứa chất phụ gia khác. Bạn hoàn toàn có thể tự làm các sản phẩm nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên để sử dụng mà không sợ các vấn đề về nguồn gốc xuất xứ, khả năng kích ứng da...
1. Ưu điểm của tinh dầu nước hoa
Nước hoa thông thường sẽ lưu lại lâu trên da, còn tinh dầu thì tốt hơn cho da vì nó được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tinh dầu không có nhiều hóa chất như sản phẩm nước hoa thông thường nên nếu bạn cần sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên thì tinh dầu là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo ra nhiều mùi hương nước hoa khác nhau từ tinh dầu.
Tinh dầu cũng thích hợp cho làn da nhạy cảm hoặc người dị ứng với nước hoa. Những loại dầu này có nguồn gốc tự nhiên nên bạn có thể tạo ra nhiều mùi hương khác nhau mà vẫn dịu nhẹ cho da hơn là các loại nước hoa thông thường.
Nước hoa thông thường có chất bảo quản và các loại hóa chất khác để hương thơm lưu lại lâu hơn. Vì tinh dầu có chiết xuất từ thiên nhiên nên sẽ bay mùi nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn có thể thêm một hoặc hai giọt dung dịch hãm hoặc giữ mùi nếu muốn hương thơm bám lâu hơn.
Thiết bị chưng cất tinh dầu mini
2. Để làm được nước hoa từ tinh dầu cần những gì
- Tinh dầu hoàn toàn từ thiên nhiên, để có được loại tinh dầu thiên nhiên bạn nên chọn các cửa hàng uy tín; hoặc tự làm tinh dầu tại nhà với Nồi chưng cất tinh dầu mini, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo an toàn không pha tạp các chất khác.
- Cồn y tế không màu, trong suốt, nồng độ cồn từ 60-75 độ giúp bảo quản nước hoa mới không bị bay hơi nhanh chóng.
- Dụng cụ đong và bình chứa có vòi xịt.
3. Tạo 3 tầng hương cơ bản từ tinh dầu
Nước hoa có có 3 lớp mùi hương, tùy theo sở thích mà bạn điều chế theo phù hợp:
- Mùi hương ban đầu (top note): Là lớp hương đầu tiên khi bạn vừa xịt nước hoa. Đây là mùi nhẹ nhất và dễ bay hơi nhất như Bạc Hà, Vỏ Cam, Quýt, Hoa Nhài, Oải Hương.
- Mùi hương chính (heart note): Mùi hương đậm hơn, giữ hương lâu từ 2-6 giờ như mùi hương gỗ Đàn Hương, Trầm, Thông…
- Mùi hương nền (base note): Mùi hương còn phảng phất lại sau khi mùi hương chính đã phai. Đây chỉ là mùi phụ như Sả, Chanh, Lài, Hoa Hồng, Đinh Hương…
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1: Cho lần lượt mùi hương chính, mùi hương nền và mùi hương đầu vào bình đong theo tỉ lệ 5:2:3. Tức là nếu cho 5ml hương chính thì cho 2ml hương nền và 3ml hương đầu.
Bước 2: Cho thêm cồn vào, lượng cồn chiếm khoảng 60-70% thành phần của nước hoa. Tức là gấp khoảng hai lần lượng tinh dầu sử dụng.
Bước 3: Đậy nắp chai lại để và ủ trong bình tối màu hoặc nơi phòng tối trong 15 – 30 ngày, nước hoa sẽ có một hương thơm nồng nàn, ấn tượng. Đồng thời mùi cồn cũng không còn nữa.
Bước 4: Khi đã đạt được mùi hương mong muốn bạn nhỏ 1 chút nước khoáng vào, lắc đều sau đó dùng giấy lọc để loại bỏ cặn.
4. Hướng dẫn chưng cất tinh dầu cơ bản
Tinh dầu sả là một trong những tinh dầu phổ biến và được sử dụng nhiều nhất với giá trị kinh tế cao. Theo đó các loại tinh dầu khác cũng có bước thực hiện tương tự, giúp bạn dễ dàng chiết suất tinh dầu để điều chế những lọ nước hoa cho riêng mình.
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu sả cho quá trình chưng cất
Lựa chọn lá sả tươi, đủ tiêu chuẩn, không cất sả quá già hoặc quá non để đảm bảo sả cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất. Tiêu chuẩn lá sả là lúc đầu lá (tính từ ngoài vào) đã khô từ 5 -10 cm thì cắt.
Bước 2: Làm héo nguyên liệu sả
Lá sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Bởi vì, ở độ ẩm này, lá sả bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất.
Bước 3: Chưng cất sả phơi
Đưa nguyên liệu đã phơi khô vào nồi cất sẽ có các khay chứa nguyên liệu. Lưu ý, trước khi cho nguyên liệu vào nồi cần để ý có lẫn cỏ dại hay loại lá khác không, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Mô hình chưng cất tinh dầu sả được nhiều người sử dụng
Bước 4: Ngưng tụ chất đốt
Sau khoảng thời gian 2,5-3h, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C.
Bước 5: Phân ly
Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly.
Bước 6: Tách tinh dầu loại 2
Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25 – 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất để tận thu tinh dầu.
Bước 7: Sấy và lọc tinh dầu đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín tối màu. Tinh dầu khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản.
Mọi thắc mắc cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH ĐTTM XUYÊN Á
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài Viết Cùng Chuyên Mục
- Hướng dẫn chưng cất một số loại tinh dầu phổ biến
- Công dụng và Cách làm Tinh Dầu Tỏi chống ung thư
- Phát triển nghệ làm Tinh Dầu Vỏ Bưởi tại Hương Khê - Hà Tĩnh
Không có bình luận nào cho bài viết.